BÁO CÁO SƠ KẾT BỐN NĂM HOẠT ĐỘNG CỦA BAN LIÊN LẠC DÒNG HỌ TRẦN NGUYÊN HÃN VIỆT NAM (2012-2015) | Dòng chảy thông tin | Cổng thông tin dòng họ Trần Nguyên Hãn
Dòng chảy thông tin   /  HỘI NGHỊ DÒNG HỌ
BÁO CÁO SƠ KẾT BỐN NĂM HOẠT ĐỘNG CỦA BAN LIÊN LẠC DÒNG HỌ TRẦN NGUYÊN HÃN VIỆT NAM (2012-2015)
Ngày 22/02/2012, dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu dòng họ lần thứ nhất, tại thôn Quan Tử, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc thành lập ra Ban Liên lạc dòng họ. Sau bốn năm hoạt động (2012 – 2015), căn cứ vào Nghị quyết và Chương trình hành động của Đại hội, Thường trực Ban Liên lạc dòng họ đã tiến hành kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu của đại hội lần thứ nhất đề ra. Trong hội nghị toàn thể Ban Liên lạc dòng họ hôm nay, Thường trực Ban Liên lạc xin báo cáo để hội nghị xem xét cho ý kiến.

Trong bốn năm qua, Ban Liên lạc dòng họ đã hoạt động hết sức nhiệt tình, năng nổ do đó đã đạt được cơ bản các mục tiêu của Đại hội đề ra. Đã duy trì hoạt động của dòng họ từ Thường trực Ban Liên lạc đến các tộc họ, chi họ tại các địa phương được thường xuyên, gắn kết chặt chẽ tình cảm, mang tính huyết thống của hầu hết các con cháu trong dòng họ. Đã làm được một số việc có ý nghĩa to lớn đối với dòng họ. Còn một số khuyết nhược điểm tuy không lớn nhưng có gây tác động đến hoạt động của dòng họ. Toàn thể Ban Liên lạc dòng họ nỗ lực hoạt động, cổ vũ, động viên bà con các chi họ hăng hái tham gia công việc dòng họ thì mọi việc sẽ phát triển mạnh mẽ. Riêng nội bộ Thường trực Ban Liên lạc, các ủy viên thường trực đóng góp mỗi người 500.000 đ/năm, để lấy tiền chi cho sinh hoạt các Hội nghị thường trực của Ban Liên lạc. Việc thăm hỏi các ủy viên trong phạm vi Hà Nội cũng không sử dụng vào quỹ của dòng họ. Đoàn còn đến thăm Thái Lăng (lăng vua Trần Anh Tông) tại đồi Trán Quỷ, xã An Sinh và Ngải Sơn Lăng (lăng vua Trần Hiến Tông) tại thôn Trại Lốc 2, xã An Sinh.

I- MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU BỐN NĂM HOẠT ĐỘNG

1- Về công tác tổ chức, kết nối dòng họ:

1.1 Đã xây dựng quy chế sinh hoạt của ủy viên Ban Liên lạc và ủy viên thường trực. Lập các tiểu ban chuyên trách. Các bộ phận đã bắt tay vào hoạt động và thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình. Duy trì tốt hoạt động của dòng họ trên cơ sở xây dựng các tộc họ, chi cành ở các địa phương vững mạnh.

1.2 Đã thống nhất một số tộc họ thành lập Hội đồng gia tộc để tăng cường sự đoàn kết, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể để xây dựng tộc họ ngày càng vững mạnh. Năm 2013, họ Đào Trần Minh Nông, năm 2014 họ Trần TP Thanh Hóa đã thành lập Hội đồng gia tộc.

1.3 Chỉ đạo củng cố Ban Liên lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Hà Nội trên cơ sở tăng cường thêm một số ủy viên thường trực mới có năng lực hoạt động. Dòng họ Trần Nguyên Hãn Hà Nội được xây dựng theo hướng làm trung tâm nòng cốt và hậu bị cho dòng họ Trần Nguyên Hãn toàn quốc. 1.4  Bước đầu sinh hoạt Ban Liên lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn tại thành phố Hồ Chí Minh.

1.5 Cùng Ban Liên lạc họ Trần Pháp Độ ở Nghệ An phối hợp với họ Trần – Văn Bân ở Quảng Ngãi tìm hiểu, xác minh tìm ra thêm cành thứ tư của họ Trần Pháp Độ. Đó là cụ Trần Bảo Tín, con thứ tư cụ Trần Pháp Độ, cháu nội Đức Tổ Trần Nguyên Hãn, là thủy tổ của họ Trần ở Văn Bân, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

1.6 Đã liên lạc được với tộc họ Trần Công Sủng ở xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Họ Trần Công Sủng là dòng con trưởng của Tổ Trần Pháp Độ. Ngày 21- 8- 2013, Thường trực Ban Liên lạc đã tìm về xã Mai Lâm và đã bắt liên lạc lại được với tộc họ, qua đó kết nối với dòng họ.

1.7 Cùng tộc họ Đào Trần ở Minh Nông, Việt Trì, Phú Thọ tìm hiểu, xác minh, tìm ra họ Trần ở thành phố Thanh Hóa là hậu duệ của cụ Trần Trung Khoản - con trai thứ ba của bà Hai Đức Tổ Trần Nguyên Hãn (em cụ Trần Đăng Huy, tộc họ Đào Trần Minh Nông).

1.8 Cùng Ban Liên lạc họ Trần Pháp Độ ở Nghệ An tìm ra tộc họ Trần ở thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, thuộc dòng Phúc Quảng Trần Chân Tịch, cháu cụ Trần Pháp Độ.

1.9 Kết hợp các lần về dự lễ giỗ tại các chi họ, đã tổ chức các hoạt động giao lưu, thăm hỏi giữa các tộc họ, chi họ tại các địa phương để tăng cường gắn kết tình cảm anh em trong cùng dòng họ.

1.10 Sưu tầm, liên hệ nghiên cứu gia phả cùng với họ Trần xã Nhị Khê xác định rõ Tổ Trần Án, thân sinh ra Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn đích thực là con trai Chương Túc Quốc Thượng Hầu, Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán, không phải là Trần Thuần Đức đổi tên. Trần Nguyên Hãn và Trần Thuần Đức là anh em con chú con bác, đều là cháu nội Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán.

 2- Về chế độ lễ giỗ:

2.1 Đã tìm, xác định rõ các ngày giỗ trùc hÖ cña  dòng họ Trần Nguyên Hãn:

2.1.1 Giỗ Thái Tổ Trần Thừa ngày 18- 01 âm lịch, tại đền Vạn Khoảnh, làng Vạn Khoảnh, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

2.1.2 Giỗ Hoàng đế Trần Thái Tông: ngày 01- 4 âm lịch, tại đền Trần, thành phố Nam Định. 2.1.3 Giỗ Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải: ngày 03- 7 âm lịch, tại thôn Cao Đài, xã Mỹ Thành, Mỹ Lộc, Nam Định.

2.1.4 Giỗ Công chúa Phụng Dương, phu nhân Tổ Trần Quang Khải: ngày 22- 03 âm lịch, tại thôn Cao Đài, xã Mỹ Thành, Mỹ Lộc, Nam Định.        

2.1.5 Giỗ Chương Túc Quốc Thượng hầu, Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán:  ngày 16- 11 âm lịch, tại núi Côn Sơn, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

2.1.6 Giỗ Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn: ngày 01- 02 và ngày 26-02 âm lịch, tại thôn Quan Tử, xã Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc.

2.1.7 Giỗ cụ Trần Doãn Hựu, tổ họ Trần Sơn Đông: ngày 01- 02 âm lịch, tại thôn Quan Tử, xã Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc.

2.1.8 Giỗ cụ Trần Đăng Huy, con Tổ Trần Nguyên Hãn: 16- 9 âm lịch, tại khu Hồng Hải, phường Minh Nông, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. 

 2.1.9 Giỗ cụ Trần Trung Khoản, con Tổ Trần Nguyên Hãn: ngày 07- 01 âm lịch, tại làng Việt Yên, xã Quảng Đông, thành phố Thanh Hóa

.2.1.10 Giỗ cụ Trần Pháp Độ, con Tổ Trần Nguyên Hãn: - Ngày 18- 3 âm lịch, tại thôn Đan Trung, xã Diễn Thắng, Diễn Châu, Nghệ An.- Ngày 20- 5 âm lịch, tại thôn Phú Hữu, xã Nhân Thành, Yên Thành, Nghệ An.

 2.2 Tôn vinh và dự các lễ  giỗ Tổ Trần Nguyên Hãn:

2.2.1- Hàng năm, vào ngày 01- 2 và ngày 26- 2 ÂL, là ngày sinh và ngày mất của Đức Tổ Trần Nguyên Hãn, Thường trực Ban Liên lạc đều cử đoàn đại biểu lên đền thắp hương giỗ Tổ. 

2.2.2- Ngày 12- 2 ÂL năm Quý Tỵ 2013, tham gia đại lễ cầu siêu Đức Tổ Trần Nguyên Hãn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với dòng họ ta. Dòng họ đã có 8 đoàn đại diện bà con các họ tộc từ Quảng Ngãi trở ra về dâng hương. Bà con các nơi đã đóng góp tiền công đức được 20.800.000đ.

2.2.3- Cùng Ban Quản lý đền Tả tướng lập hai ban thờ Phụ mẫu và các phu nhân Tả tướng quốc. Ngày 01- 7 ÂL năm Quý Tỵ 2013, hai ban thờ đã được làm lễ an vị tại đền.

2.2.4- Đóng kiệu rồng bát cống dâng đền Đức Tổ trong lễ tưởng niệm ngày sinh của Người (01- 2 ÂL năm Giáp Ngọ 2014). Thể hiện tấm lòng thành, bà con trong cả nước đã phát tâm công đức được 121.240.000đ để làm kiệu và hai ban thờ dâng lên đền thờ Đức Tổ.

2.2.5- Ngày 25- 9 ÂL năm Giáp Ngọ 2014, Thường trực Ban Liên lạc làm lễ dâng bài vị Phụ mẫu và các phu nhân Đức Tổ lên đền.

 2.3 Dự các lễ giỗ các Tiªn Tổ trực hệ dßng hä Trần Nguyên Hãn:

2.3.1 Ngày 03- 7 ÂL năm 2012, dự lễ giỗ Tổ Trần Quang Khải. 

2.3.2 Ngày 22- 03  ÂL năm 2013, Thường trực BLL cùng với Ban liên lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Hà Nội tổ chức đi dự lễ giỗ công chúa Phụng Dương, phu nhân Tổ Trần Quang Khải, sau đó về thắp hương tại đền Trần thờ 14 vua nhà Trần, hành cung Thiên Trường, đền thờ Trần Hưng Đạo, đền thờ Thái tổ Trần Thừa ở TP Nam Định.

2.3.4 Tháng 6/2013, đến thắp hương tại đền thờ Tổ Trần Nguyên Đán, đền thờ cụ Nguyễn Trãi và đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở Côn Sơn, Kiếp Bạc. Cùng họ Trần thành phố Thanh Hóa hành hương về cội nguồn họ Trần, nơi có mộ các vị Tổ họ Trần Việt Nam, mộ 3 vua nhà Trần và mộ các Hoàng hậu nhà Trần v.v... ở xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

2.3.5 Ngày 13/9/2014, Thường trực Ban Liên lạc tổ chức hành hương về đất Tổ họ Trần thăm và dâng hương tại: đền thờ Tổ Trần Quang Khải và Công chúa Phụng Dương (xã Mỹ Thành, Mỹ Lộc, Nam Định); đền thờ các vua nhà Trần, chùa Phổ Minh (TP Nam Định); đền thờ Thái tổ Trần Thừa (xã Mỹ Phúc, Mỹ Lộc, Nam Định); đền thờ các vua Trần và Thái Đường Lăng (xã Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình); đền thờ và lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ và Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung (xã Liên Hiệp, Hưng Hà, Thái Bình).

2.3.6 Ngày 30/8/2015, Thường trực Ban Liên lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam dự buổi gặp mặt với đại diện dòng họ Trần Thúc Quỳnh (con Tổ Trần Nguyên Đán, anh trai Tổ Trần Án, thân sinh cụ Trần Nguyên Hãn) ở làng Nhị Khê, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, TP Hà Nội. Hai bên đã trao đổi thông tin, nhận mối quan hệ họ hàng là hậu duệ Tổ Trần Nguyên Đán thuộc cành trên, cành dưới. Đoàn đã sang thăm nhà thờ cụ Nguyễn Trãi cũng ở làng Nhị Khê, chính là quê nội của cụ Nguyễn Trãi. Cụ Nguyễn Thông, cháu đời thứ 19 cụ Nguyễn Trãi đã trao đổi nhiều thông tin về dòng họ Nguyễn Trãi. Các cụ khẳng định cụ Nguyễn Trãi và cụ Trần Nguyên Hãn là hai anh em con cô, con cậu (mẹ Nguyễn Trãi là chị gái bố Trần Nguyên Hãn) đều là cháu của Tổ Trần Nguyên Đán.

2.3.7 Ngày 18/10/2015, Thường trực Ban Liên lạc tổ chức hành hương về thăm khu di tích nhà Trần ở xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Đoàn đã đến thắp hương tại đền An Sinh tại thôn Trại Lốc, xã An Sinh. Đền thờ Trần Hưng Đạo và 8 vị vua nhà Trần (Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông và Trần Giản Định).Đoàn đến thăm Đền Thái (Thái miếu) tại đồi Đình, thôn Trại Lốc, xã An Sinh. Đền thờ Tổ tiên nhà Trần và Thái Tổ Trần Thừa. Sáu bài vị các vua Trần cũng được đưa về thờ tại đây. Đền Thái hiện nay đang được đầu tư tu bổ lại.

 

2.4 Giỗ các cụ Tổ hậu sinh của Tổ Trần Nguyên Hãn:

2.5 Dự lễ giỗ Tổ và lễ khánh thành nhà thờ họ của các chi họ lớn:

Hàng năm, Thường trực Ban Liên lạc đều cử đoàn đại biểu về dự lễ giỗ tại bốn họ chính thuộc dòng họ Trần Nguyên Hãn tại: Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc (01/02 ÂL); Minh Nông, Việt Trì, Phú Thọ (16/9 ÂL); Quảng Đông, TP Thanh Hóa (07/01 ÂL); Diễn Thắng, Diễn Châu, Nghệ An (18/3 ÂL). 

2.5.1 Ngày 12- 3 ÂL năm 2011, dự lễ giỗ Tổ và khánh thành nhà thờ tộc họ Trần Phước. Ngày 12- 3 ÂL năm 2014, dự lễ giỗ Tổ tộc họ Trần Phước làng Thanh Châu, xã Duy Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam.

2.5.2 Ngày 18-01 ÂL năm 2013, dự lễ giỗ Tổ và khánh thành nhà thờ Họ Cao Trần xã Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định. Ngày 18-01 ÂL năm 2015, dự lễ giỗ Tổ họ Cao Trần và nghiên cứu học tập kinh nghiệm về xây dựng, điều hành công việc của tộc họ. Họ Đào Trần Minh Nông cùng về dự và rút kinh nghiệm tổ chức đội tế chuẩn bị cho Đại hội đại biểu dòng họ lần thứ II năm 2017.

2.5.3 Ngày 6-3 ÂL năm 2014, dự lễ khánh thành nhà thờ họ Trần, dòng Trần Đạo Tín, thôn Yên Khê, xã Quang Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

 

 

 

2.5.4 Ngày 20- 5 ÂL năm 2015, dự lễ khánh thành nhà thờ cụ Trần Pháp Độ tại thôn Phú Hữu, xóm Trung Hậu, xã Nhân Thành, Yên Thành, Nghệ An (nơi có mộ cụ Trần Pháp Độ).  

 

 

 

3. Về chế độ mừng thọ, thăm hỏi, khen thưởng:  

3.1 Chế độ mừng thọ: 

Để tôn vinh các cụ cao niên trong dòng họ, từ năm 2013, Thường trực bắt đầu thực hiện mừng thọ các cụ cao niên trong dòng họ. + Năm 2013: mừng thọ 78 cụ từ 90 tuổi trở lên.

 

 

 

+ Năm 2014: mừng thọ 44 cụ từ 85 tuổi trở lên.  

+ Năm 2015: mừng thọ 177 cụ từ 85 tuổi trở lên.

 

Hiện còn 03 cụ đại thọ: 01 cụ 107 tuổi, 01 cụ 104 tuổi, 01 cụ 100 tuổi.

 

3.2 Chế độ thăm hỏi, phúng viếng:

 

- Thường trực Ban Liên lạc đã thực hiện chế độ thăm hỏi đối với một số ủy viên Ban Liên lạc, ủy viên thường trực, các cụ Hội đồng trưởng lão, các cụ tộc trưởng… khi ốm đau phải nằm viện (trên địa bàn Hà Nội và lân cận). - Tổ chức thăm hỏi, phúng viếng một số cụ trong Hội đồng trưởng lão, thân nhân các ủy viên Ban Liên lạc, ủy viên thường trực, ủy viên Hội đồng trưởng lão… khi qua đời trên địa bàn Hà Nội và lân cận (nơi ở xa gửi điện và lễ chia buồn) 

 

4. Về chế độ biểu dương, khen thưởng:

 

Ban Liên lạc đã tổ chức biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân và tập thể các chi họ, tộc họ có thành tích đối với hoạt động của dòng họ:- Dành nhiều thời gian, công sức để thực hiện kết nối và xây dựng dòng họ.- Thực hiện tốt việc đóng góp quỹ xây dựng dòng họ. Công đức thực hiện các dự án lớn, có ý nghĩa đối với dòng họ như: Tổ chức lễ cầu siêu, lập hai ban thờ và đóng kiệu rồng dâng lên đền Tả tướng.- Các cháu đạt thành tích xuất sắc trong học tập.

 

 5. Về công tác tuyên truyền:

 

5.1 Đã lập trang thông tin điện tử dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam (Website: WWW donghotrannguyenhan.com.vn) từ tháng 12/2012. Cổng thông tin dòng họ đã đăng tải nhiều thông tin về tổ chức, hoạt động của dòng họ trên cả nước. Thông tin được cập nhật tương đối kịp thời để con cháu trong và ngoài nước hiểu biết sâu rộng hơn về dòng họ. Đến 06/12/2015, đã có hơn 370.600 lượt người truy cập vào Website của dòng họ. (Có nhiều người tìm hiểu bắt liên lạc). 

5.2 Đã xuất bản được “Đặc san Đại hội đại biểu dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam lần thứ nhất” và 3 số bản tin dòng họ (số 001, 002 và 003). Đây là một cố gắng lớn của Thường trực vì kinh phí của dòng họ quá eo hẹp, không thuê in được số lượng lớn, nên không phổ biến rộng rãi tới bà con các tộc họ được. 

5.3 Đã quan hệ với Sở Văn hóa, thông tin và du lịch tỉnh Vĩnh phúc, phòng Văn hóa, Thông tin huyện Lập Thạch, UBND xã Sơn Đông, Ban Quản lý đền Trần Nguyên Hãn… cung cấp thông tin đúng về đức Tổ, thực hiện tuyên truyền về Đức Tổ và về dòng họ Trần Nguyên Hãn, góp phần nâng cao vị thế của Ban Liên lạc dòng họ với chính quyền và nhân dân địa phương. (Tham gia lễ tế, giỗ Tổ, lễ cầu siêu, lập ban thờ phụ mẫu và các phu nhân Đức Tổ, làm kiệu rồng dâng lên đền…). 

5.4 Gặp gỡ, giao lưu với cán bộ HĐND, UBND phường Trần Nguyên Hãn, TP Hải Phòng và cán bộ, giáo viên Trường PTTH Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, TP Hải Phòng. Thường trực Ban Liên lạc tặng hai đơn vị trên các tài liệu: “Đặc san Đại hội đại biểu dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam lần thứ nhất”, cuốn “Thân thế, sự nghiệp Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn” và Huy hiệu dòng họ Trần Nguyên Hãn. 

5.5  Năm 2014, khi được biết thông tin UBND TP Hồ Chí Minh di dời tượng đài Trần Nguyên Hãn ra khỏi khu vực chợ Bến Thành, đặt ở công viên Phú Lâm xa trung tâm thành phố để làm ga tàu điện ngầm. Thường trực Ban Liên lạc đã có thư gửi ông Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh phản ảnh tâm nguyện rộng rãi của bà con trong dòng họ và nhân dân mong muốn sau khi hoàn thành dự án ga tàu điện ngầm vẫn để tượng đài Trần Nguyên Hãn tại khu vực chợ Bến Thành như cũ. Ông Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh đã có thư trả lời, chập nhận sau khi xây dựng xong nhà ga tầu điện ngầm sẽ chuyển lại tượng đài Trần Nguyên Hãn về đặt ở nơi cũ.  

 

6. Về đăng ký thành viên dòng họ:

 

Ban Thường trực đã có văn bản hướng dẫn các chi họ, tộc họ tuyên truyền, vận động con cháu trong tộc họ đăng ký thành viên dòng họ. Tuy nhiên, đến nay số nơi đã làm xong chưa nhiều, Số lượng mới có: Họ Trần Đạo Tín, Hậu Lộc, Thanh Hóa; Chi họ Trần Sỹ, Đức Thọ, Hà Tĩnh; Chi nhánh họ Cao Trần Hà Nội; Họ Đào Trần Quang Húc, Tam Nông, Phú Thọ. Ban Liên lạc sẽ dựa vào các bản đăng ký này để thực hiện các chế độ của dòng họ. 

 

7. Về xây dựng quỹ dòng họ:

 

Quỹ dòng họ gồm hai phần: Quỹ gốc và Quỹ hoạt động.

7.1 Quỹ gốc: là quỹ do con cháu trong dòng họ đóng góp. Số tiền quỹ này đem gửi tại ngân hàng, lấy lãi hàng năm để chi tiêu, còn số tiền gốc vẫn giữ nguyên trong quỹ dòng họ (không được tiêu vào số tiền gốc). - Đến  tháng 11/2015, Quỹ gốc dòng họ có: 178.510.000đ. Riêng gia đình ông Đào Trần Quang Cát đã đóng quỹ họ 90 triệu đồng. - Lãi tiết kiệm năm 2015 được:  8.232.600đ.

7.2 Quỹ hoạt động: là quỹ do các con cháu công đức, đóng góp để Ban Liên lạc sử dụng cho từng nội dung công việc cụ thể và hoạt động thường xuyên của dòng họ. Các đoàn đại biểu về dự đã đóng góp tổ chức Hội nghị Ban Liên lạc hàng năm: - Hội nghị BLL lần I (09/12/2012): 10,200,000đ.

- Hội nghị BLL lần II (01/3/2014): 19.650.000đ.

- Hội nghị BLL lần III (19/3/2015):  8.850.000đ

Ngoài ra, Ban Liên lạc kêu gọi bà con trong dòng họ cúng tiến khi dòng họ thực hiện các dự án lớn:

 

 

 

- Công đức tổ chức lễ cầu siêu  (12- 2 ÂL năm 2013):    20.800.000đ.  

- Công đức làm kiệu và 2 ban thờ dâng đền Tả tướng:  121.240.000đ.

 

Tuy nhiên, quỹ hoạt động thường xuyên của dòng họ nguồn thu quá ít, thu không đủ chi, do đó Thường trực phải vay tiền để chi. Đến 31/12/2014, dòng họ đã phải vay nợ 30.000.000 đồng để chi cho các hoạt động thường xuyên của dòng họ.

 

 

 

Đánh giá chung:  

1. Qua 4 năm hoạt động, Ban Liên lạc dòng họ cơ bản đã thực hiện được các nội dung chương trình hoạt động Đại hội lần thứ nhất đề ra. Đã xác định được các nội dung hoạt động chính của dòng họ, trên cơ sở đó để định hướng hoạt động trong những năm tiếp theo.

 

2. Thường trực BLL đã duy trì hoạt động của dòng họ dần đi vào nền nếp. Đã kết nối và xác định được các họ chính trong dòng họ và các chi họ lớn trong các tộc họ ở địa phương. Duy trì hoạt động của dòng họ một cách thường xuyên. Mặc dù kinh phí còn nhiều hạn chế, nhưng đã thực hiện tốt các chế độ lễ giỗ, mừng thọ, thăm hỏi, khen thưởng, dự khánh thành nhà thờ các tộc họ… bà con trong tộc họ rất vui mừng, phấn khởi và tự hào về dòng họ.3. Đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền về đức Tổ và dòng họ. Những việc làm thiết thực của con cháu trong dòng họ đối với đức Tổ Trần Nguyên Hãn đã góp phần nâng cao vị thế của đức Tổ và dòng họ đối với chính quyền và nhân dân địa phương, cũng như trong cả nước.4. Các ủy viên thường trực, ủy viên BLL đã nêu cao vai trò trách nhiệm cá nhân đối với dòng họ, tích cực tham gia các hoạt động của dòng họ cũng như của các tộc họ. Đã duy trì hoạt động của dòng họ từ Thường trực Ban Liên lạc đến các tộc họ, chi họ tại các địa phương một cách thường xuyên, gắn kết chặt chẽ tình cảm huyết thống của anh em, con cháu trong cùng dòng họ. Một số ủy viên đã dành nhiều công sức, tiền của để chi cho hoạt động của dòng họ. 

 

Một số tồn tại, hạn chế:

 

1. Thường trực Ban Liên lạc lần đầu điều hành công việc của dòng họ nên chưa có kinh nghiệm, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Các ủy viên thường trực hoạt động chưa đều. Nội bộ Ban Liên lạc dòng họ cũng như các Chi họ còn chưa thống nhất về nhận thức và hành động. Một số thành viên Ban Liên lạc chưa phát huy hết trách nhiệm, chưa toàn tâm, toàn ý với công việc dòng họ (do sức khỏe, công việc, nhận thức…). Một số ủy viên BLL, tộc trưởng các tộc họ chưa hiểu rõ mục tiêu hoạt động của dòng họ, nên chưa tích cực vận động con cháu hưởng ứng, tham gia thực hiện Nghị quyết của dòng họ.2. Hoạt động tại các tộc họ không đều. Có tộc họ rất tích cực tham gia các hoạt động của dòng họ, nhưng có tộc họ còn có biểu hiện thờ ơ, thiếu quan tâm.  Các họ chủ yếu mới chỉ lo cho tộc họ mình chứ chưa lo cho dòng họ lớn. Các tài liệu, tờ tin của dòng họ gửi về các tộc họ lớn, nhưng lại chưa kịp thời gửi về các chi họ, các cành ở các địa phương để bà con biết và vận động bà con tổ chức thực hiện.3. Công tác tuyên truyền, vận động  góp quỹ  xây dựng dòng họ còn nhiều hạn chế. Quỹ gốc của dòng họ còn nhỏ, nên số lãi tiết kiệm  để chi cho hoạt động thường xuyên không đủ. Các nơi chưa  chú ý tuyên truyền vận động các con cháu làm ăn thành đạt, là cán bộ đương chức đóng góp ủng hộ quỹ xây dựng dòng họ.  

 

 

 

Bài học và kinh nghiệm

          Từ thực tiễn hoạt động 4 năm qua, có thể rút ra được mấy bài học lớn sau đây:

          1- Vai trò người đứng đầu của các họ, tộc họ và các đầu mối trực thuộc có ý nghĩa quyết định đối với kết quả hoạt động của dòng họ. Ở nơi nào mà Trưởng họ, Hội đồng gia tôc, trưởng lão thống nhất nhận thức chủ trì tổ chức, các trưởng tộc, trưởng chi cành hăng hái tham gia, đi đầu giải thích, vận động bà con thì những nơi đó đều có kết quả khả quan.

          Có nhiều cá nhân tiêu biểu, điển hình đáng được tôn vinh như ông Cao Văn Hồng trưởng chi nhánh họ Cao Trần ở Hà Nội, bà Trần Thị Kim Dung trưởng lão chi họ Trần xã Diễn Vạn ở Hà Nội.

          Ở các địa phương có bà Trần Thị Hưng thay chồng làm trưởng chi họ Long Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An chỉ trong một tuần đã làm xong bản đăng ký thành viên dòng họ gửi cho trưởng Ban Liên lạc họ Trần Pháp Độ, chi họ có 3 nhánh ở 3 xã, đã đi từng xã vận động bà con góp quỹ dòng họ. Bà còn vận động được cả một số bà con ở Đà Nẵng, thành phố Vinh gửi tiền góp quỹ dòng họ. Gia đình con cháu đều đi đầu góp quỹ.

          Ông Đào Trần Khắc Khê trưởng ban trị sự họ Đào Trần xã Quang Húc, sau khi họp Ban Liên lạc dòng họ về liền trao đổi thống nhất trong ban Trị sự, đem nghị quyết dòng họ phổ biến ngay trong ngày lễ giỗ Tổ, vận động bà con đăng ký góp quỹ rồi đi đến từng nhà vắng mặt ngày giỗ vận động tiếp. Kết quả được bà con hưởng ứng rất sôi nổi. Tộc họ là đơn vị đầu tiên gửi đăng ký thành viên và tiền góp quỹ về cho Ban Liên lạc.

          Ông Trần Quốc Vị ủy viên thường trực phụ trách khu vực thành phố Vĩnh Yên đã gặp gỡ vận động anh em, bà con trong thành phố công đức đóng kiệu rồng dâng Đức Tổ được số tiền lớn 17.900.000đ. Bản thân ông Vị công đức 5 triệu đồng.

          Bà Trần Thị Kim Dung ở Hà Nội tuổi đã cao nhưng luôn quan tâm đến sinh hoạt dòng họ, dẫn đầu và chỉ đạo, nhắc nhở con cháu trong toàn chi họ xã Diễn Vạn, Nghệ An ở Hà Nội tham gia sinh hoạt và góp quỹ xây dựng dòng họ.

          Một số ủy viên thường trực tuy ở Hà Nội nhưng đã tác động hướng dẫn họ hàng ở quê hoạt động tốt như bác Trần Văn Giao, bác Trần Đức Lưu, ông Trần Văn Toàn, anh Trần Quang Trung và nhất là ông Trần Phú Hải đã tổ chức khôi phục sinh hoạt chi họ ở quê thôn Phú Thị, xã Sơn Đông, lập lại hoàn chỉnh hệ phả của chi họ, vận động bà con ở quê và ở Hà Nội công đức đóng kiệu rồng dâng Đức Tổ kêt quả tốt, bản thân dốc sức xây dựng lại nhà thở của chi họ bị chiến tranh tàn phá từ thời chiến tranh chống Pháp. . .Và còn nhiều điển hình khác xin nêu sau.

          2- Nhiều họ, tộc họ gồm nhiều chi họ, chi cành ở rất xa nhau, từ huyện này đến huyện khác, thậm chí đến tỉnh khác, Ban Liên lạc dòng họ gửi tài liệu qua đầu mối trưởng họ, trưởng tộc gặp nhiều trở ngại khi chuyển cho các chi, cành trực thuộc. Vì thế các họ, tộc họ nên thông báo danh sách các chi họ, chi cành có địa chỉ các trưởng chi, trưởng cành để Thường trực Ban liên lạc dòng họ giúp trực tiếp liên hệ gửi công văn, thông tin, thông báo, hướng dẫn được nhanh, tiện hơn.

          3- Hiện nay, do quỹ gốc dòng họ còn quá nhỏ, không có đủ kinh phí hoạt động cho dòng họ. Rút kinh nghiệm của các họ khác trong toàn quốc, ta có nên đặt chế độ đóng góp niên phí với các ủy viên Ban Liên lạc? Số tiền này được dùng cho công việc văn phòng, in ấn công văn, thông tin, thông báo và cước bưu điện gửi đến các ủy viên Ban Liên lạc và các chức sắc của các họ, chi họ.  

II. NHỮNG CÔNG VIỆC TIẾP TỤC CỦA NĂM 2016

Tiếp tục duy trì thực hiện các nội dung công việc chính của dòng họ đã được định hình trong 4 năm qua:

1. Công tác tổ chức, kết nối dòng họ:

1.1 Củng cố tổ chức Ban Liên lạc, Thường trực Ban Liên lạc, Hội đồng gia tộc các tộc họ để phát huy hơn nữa trí tuệ, sức mạnh tập thể xây dựng tộc họ, dòng họ ngày càng vững mạnh.

- Tăng cường lực lượng trẻ trên dưới 60 tuổi, có tâm huyết, có khả năng tham gia vào Thường trực Ban Liên lạc dòng họ và Hội đồng gia tộc các tộc họ để duy trì tổ chức và sinh hoạt dòng họ được bền vững lâu dài.

- Đổi mới phương pháp làm việc, phân công cụ thể người thực hiện từng nội dung công việc.

1.2 Phát triển sâu hơn về kết nối dòng họ nhất là trong nội bộ các họ, tộc họ.

- Tiếp tục tìm hiểu, làm rõ về một số họ và tộc họ mới có liên hệ trước khi xem xét việc kết nối.

- Xây dựng sơ đồ phả hệ tại các chi họ, tộc họ, tiến tới chắp nối xây dựng sơ đồ phả hệ toàn dòng họ. 

 

 

 

2. Cải tiến thực hiện một số chế độ cho phù hợp với khả năng tài chính của Ban Liên lạc:

- Các năm lẻ, Ban Liên lạc và các họ tổ chức đoàn đại biểu về dâng hương   giỗ Tổ Trần Nguyên Hãn vào ngày 01/2 và 26/2 tại đền thờ Sơn Đông. Năm năm một lần, dòng họ tổ chức lễ tế Tổ vào kỳ Đại hội đại biểu dòng họ ngày 01/2 âm lịch.

- Cử đoàn đại diện Thường trực đi dự ngày giỗ chính của các họ, tộc họ lớn khi được mời.

- Căn cứ vào tình hình cụ thể, Thường trực sẽ cử đoàn đại biểu đi dự các ngày giỗ các Tổ bề trên Tổ Trần Nguyên Hãn.

 

 

 

3. Công tác tuyên truyền:

- Mở rộng các mối quan hệ, liên hệ chặt chẽ với Sở Văn hóa, thông tin và du lịch tỉnh Vĩnh phúc, các cấp chính quyền và các ban ngành tại địa phương để làm rõ thêm sâu thêm về đức Tổ và về dòng họ.

- Ưu tiên đầu tư cho trang website dòng họ để thực hiện tốt công tác tuyên truyền. Động viên lớp trẻ có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin tham gia trang website cổng thông tin dòng họ.

- Xuất bản 02 bản tin dòng họ. Bản tin dòng họ có các bài nói rõ về công tích các tổ tiên họ Trần và dòng họ Trần Nguyên Hãn, các bài trao đổi làm rõ lịch sử dòng họ, tìm hiểu, đính chính những thông tin sai lệch gây mơ hồ đối với dòng họ, phản bác những luận điệu xuyên tạc cố ý nói xấu tổ tiên và dòng họ Trần Nguyên Hãn.

Đề nghị các họ, tộc họ viết bài giới thiệu về họ, tộc họ mình, các vị tiền bối trong họ, các gương tốt trong học tập, công tác, sản xuất kinh doanh, các nhân vật tích cực làm việc dòng họ, những người xứng đáng được biểu dương khen thưởng để Thường trực giới thiệu lên bản tin, cổng thông tin dòng họ hoặc khen thưởng.

Đề nghị các ủy viên Ban Liên lạc, các tộc trưởng, các ủy viên Hội đồng  ở các họ, tộc họ tổ chức phổ biến rộng rãi nội dung các bản tin và cổng thông tin dòng họ. Những bài cần thiết có thể phô tô để phân phát cho được nhiều người đọc.

 

 

 

4. Lập quỹ dòng họ:

Trước mắt, hàng năm dòng họ cần một số khoản chi lớn gồm:

a/ Mừng thọ:

                       Năm 2013: 82 người  =  6.082.000đ.

 

 

 

                      Năm 2014: 44   người =  2.652.000đ. 

                      Năm 2015: 174 người =  9.306.000đ.

                          Cộng:   300 người  = 18.040.000đ.

                         Trung bình 6.000.000đ/ năm.

b/ Tiền thuê bảo trì cổng thông tin dòng họ:  …........…4.000.000đ.

c/ Tiền in hai bản tin, mi bản 300 t…........……… 15.000.000đ.

d/ Tiền cước bưu điện gửi tài liệu, trướng mừng thọ…:5.000.000đ.

đ/ Tiền mua lễ vật, đặt lễ các nhà thờ: ….. …………….5.000.000đ

 

 

 

                                                        Cộng: Khoảng  35.000.000đ/ năm

        (chưa kể tiền tàu xe, vé máy bay cá nhân các ủy viên phải tự túc).

 Với số quỹ gốc hiện có, mỗi năm chúng ta chỉ thu được khoảng 10 triệu đồng tiền lãi ngân hàng Vì thế cần có sự đồng tâm xây dựng của tất cả bà con mới đảm bảo được. Nhất là việc duy trì bản tin, cần có sự hỗ trợ rộng rãi để thực hiện.                                                             

5. CÔNG TÁC TRỌNG TÂM NĂM 2016 là chuẩn bị cho tổ chức Đại hội đại biểu dòng họ TrÇn Nguyªn H·n ln thứ hai, nhiệm kỳ 2017-2022.
                - Lập Ban trù bị Đại hội: Chuẩn bị văn kiện, công tác tổ chức, công tác hậu cần - tài chính, chuẩn bị nhân sự, chuẩn bị đại biểu...

                - Lập danh sách các chi, cành tại các họ, tộc họ. Dự kiến mỗi họ, tộc họ cử 3- 5 đại biểu gồm  trưởng họ, trưởng tộc họ và hội đồng gia tộc, mỗi chi, cành từ hai, ba đại biểu trở lên.

- Vận động tài trợ lập quỹ tổ chức đại hội: Thường trực dự định sẽ tổ chức một buổi gặp mặt, vận động các con cháu là doanh nhân, cán bộ đương chức, làm ăn thành đạt, có tâm huyết với dòng họ đóng góp ủng hộ việc lập quỹ xây dựng dòng họ

                                             _____________

 

 

 

 

 

 HƯỚNG VỀ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU DÒNG HỌ TRẦN NGUYÊN HÃN

VIỆT NAM LẦN THỨ HAI (mồng một tháng Hai năm Đinh Dậu  (2017)
          Cây có gốc, nước có nguồn, người có tổ có tông. Nếu không có Tổ làm sao có mình, bởi vậy, chim tìm tổ, người tìm tông. Thời gian đằng đẵng 600 năm qua, con cháu hậu duệ Đức Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn phải ly tán khắp nơi, thay tên đổi họ, mai danh ẩn tích để duy trì nòi giống, Ngáy mồng một tháng Hai năm Nhâm Thìn (2012), đại hội đại biểu dòng họ lần thứ nhất họp tại quê hương Người, tế Tổ tại đền thờ Người, ra nghị quyết thành lập dòng họ Trần Nguyên Hãn, bầu ra Ban Liên lạc dòng họ làm trung tâm để con cháu có nơi tìm về đại gia đình dòng họ.
 

 

          Trải qua bốn năm hoạt động hết mình, đến nay, về cơ bản dòng họ đã hội tụ gần đủ các họ, tộc họ thành một khối, đã xây dựng được nề nếp sinh hoạt của một dòng họ thống nhất. Như vậy chúng ta đã có một dòng họ như các dòng họ khác trong cả nước.

          Ngày mồng một tháng Hai năm Đinh Dậu (2017) là ngày chúng ta sẽ họp Đại hội đại biểu dòng họ Trần Nguyên Hãn lần thứ hai đẻ quyết định chương trình hoạt động mới, xây dựng dòng họ ta thành một dòng họ phát triển vững mạnh, để con cháu ta vươn lên xứng tầm là hậu duệ của một vĩ nhân, anh hùng dân tộc. Ban Liên lạc dòng họ kêu gọi tất cả con cháu, bà con trong dòng họ, hãy hướng về Đại hội, thực hiện các công việc cần thiết để tổ chức tôt Đại hội đại biểu lần thứ hai của dòng họ, cụ thể gồm những việc như sau:

- Bầu đại biểu đi dự đại hội sao cho các họ, tộc họ, các đại tôn, các chi họ, các khối dân cư độc lập đều có đại biểu đi dự đại hội. Đề cử các ủy viên Ban Liên lạc, ủy viên Thường trực hoạt động cho dòng họ.

- Nhân dịp này, tổ chức đoàn hành hương về cội nguồn, dự lễ tế tổ, dâng hương tại đền thở Tả tướng quốc, tham quan di tích của Người.

- Hỗ trợ kinh phí cho Ban tổ chức Đại hội. Công việc dòng họ là công việc của tất cả mọi người. Mỗi người tùy tâm, tùy sức, kẻ ít người nhiều, tham gia một phần làm cho Đại hội thành công tôt đẹp. Số tiền thu được gửi về Ban Liên lạc 50% còn 50% để hỗ trợ các đại biểu đi dự Đại hội.

Kính mong các bậc lão thành, các hội đồng gia tộc, các trưởng họ, trưởng tộc, trưởng chi họ các cấp quan tâm tổ chức việc đi dự Đại hội đạt kết quả mỹ mãn.

                 Ban Liên lạc dòng họ  

           Trần Nguyên Hãn Việt Nam

Liên kết website
Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Mr. Trung : 0913 985 589
Thông báo dòng họ
Video
   LỄ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG LÂM THỜI HỌ TRẦN VIỆT NAM
Thống kê truy cập
Online: 152
Tổng truy cập: 1281269
Nội san dòng họ
  • QUÝ HƯƠNG TỨC MẶC HỌ TRẦN VÀ NGUYÊN TỔ HOÀNG ĐẾ TRIỀU TRẦN RỪNG THẦN Nội san dòng họ Nội san dòng họ